Ngọc Châu / Báo Giao Thông
Mô hình kinh doanh bền vững không chỉ đang là xu thế trên toàn cầu mà còn tạo ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp khẳng định giá trị riêng. Trong đó, xuất khẩu được xem là cơ hội lớn.
Thách thức tạo cơ hội lớn
Các doanh nghiệp ngành hàng đồ uống được đánh giá nắm bắt tốt những cơ hội xuất khẩu từ 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Đặc biệt, từ các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, cánh cửa để doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn, dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao như EU, Bắc Mỹ, châu Úc ngày càng rộng mở. Bà Đinh Ánh Tuyết – Trưởng văn phòng Luật sư IDVN, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) chia sẻ: Với lợi thế có nguyên liệu nguồn gốc từ nông sản trong nước phong phú, giá rẻ; nguồn nhân lực dồi dào, các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có nhiều lợi thế tận dụng các FTA, tăng cơ hội cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, nhờ các cam kết cắt giảm mạnh hoặc xóa bỏ thuế quan cùng một số ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ khác giúp doanh nghiệp tuân thủ và hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu, thời gian qua, xuất khẩu đồ uống Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng tốt, kể cả trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID -19 hay suy thoái kinh tế.
Theo đánh giá của Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), CPTPP đã trở thành đối tác tương đối đáng kể trong thương mại đồ uống của Việt Nam. Nước ta vẫn đang xuất siêu sang các thị trường này, trong đó Nhật Bản, Singapore và Australia là các thị trường xuất khẩu đồ uống lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê, doanh thu của ngành nước giải khát tại Việt Nam trong năm 2023 ước tính đạt 8,25 tỉ USD và dự kiến sẽ vượt mốc 10 tỉ USD vào năm 2027. Trong đó, dư địa xuất khẩu mặt hàng này sang các nước CPTPP hay châu Âu là rất lớn. Theo bà Nguyễn Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, được sản xuất từ nguyên liệu nông sản thô vốn là thế mạnh của Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng lành mạnh này càng được thể hiện rõ hơn tại Hội chợ thường niên quốc tế về thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới vừa được tổ chức tại nước Đức.
Các sản phẩm xuất khẩu ở ngành này không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khắt khe mà còn gắn liền với xu thế phát triển chung của toàn cầu là phát triển bền vững, giảm phác thải, giảm rác thải và tái chế.
Ngay trong cơ hội xuất khẩu, không ít các doanh nghiệp Việt Nam đối diện những khó khăn, thách thức phải đối mặt. Tuy sức mua ở thị trường trên rất lớn, khả năng chi trả cao nhưng có xu hướng đưa ra tiêu chuẩn khắt khe hơn; hàng rào kỹ thuật về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật thay đổi liên tục…
Bà Nguyễn Hoàng Thuý cho biết thêm: Các nội dung liên quan đến phát triển xanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường đang dần được luật hóa tại EU với mong muốn góp phần hướng đến phát triển bền vững cho xã hội, tạo ra những giá trị mới cho xã hội.
Các doanh nghiệp muốn phát triển bắt buộc phải quan tâm, cập nhật thông tin thường xuyên, đặc biệt là hành động, chuyển đổi từ mô hình sản xuất tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn với bảo vệ môi trường, lao động, bình đẳng, minh bạch thông tin…
Trong khi đó, thực tế sản xuất nước giải khát là ngành có một số hạn chế khi tham gia xuất khẩu như hệ thống cung cấp nguyên liệu trong nước thủ công, nhiều khâu phân tán dẫn tới khó truy xuất nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát chất lượng. Sản phẩm xuất khẩu chưa chú trọng tinh chế sâu; chưa đầu tư đúng mức cho xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu để gia tăng giá trị cũng như tìm hiểu, cập nhật những tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu…
Lợi thế của doanh nghiệp tiên phong
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại một số quốc gia nhấn mạnh: Trong thách thức luôn tạo ra những cơ hội lớn cho những doanh nghiệp nắm bắt, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đáp ứng xu hướng tiêu dùng cũng như tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng của nước nhập khẩu. Vừa tham gia kết nối giao thương cùng đoàn doanh nghiệp Bắc Âu tham dự Hội chợ Quốc tế nguồn hàng (Sourcing Fair 2023) do Bộ Công Thương tổ chức, bà Nguyễn Hoàng Thúy cho biết: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhanh nhạy trong việc tiếp cận chính sách mới; trong đó các doanh nghiệp lớn đang đi đầu trong phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung ứng.
Theo Báo cáo ngành đồ uống Việt Nam quý 2/2023 do công ty CP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (Virac) thực hiện cũng thấy, các doanh nghiệp đang có xu hướng hướng đến những giải pháp bền vững, bảo vệ môi trường, thực hiện kinh tế tuần hoàn… Người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn về sản phẩm bền vững, tái chế dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược phát triển của nhiều nhãn hàng.
Nắm bắt cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã bắt đầu tiến nhanh và sâu hơn vào thị trường toàn cầu với mục tiêu khẳng định thương hiệu Việt ra thế giới.
Là một trong những doanh nghiệp nước giải khát sớm khẳng định được vị thế riêng tại thị trường trong nước, Công ty Tân Hiệp Phát đã nỗ lực xây dựng thương hiệu gắn với sứ mệnh: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh. Với định hướng trở thành kim chỉ nam hành động, Tân Hiệp Phát tập trung phát triển các sản phẩm mang đến lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững, giảm rác thải. Đây là điểm khác biệt tạo nên sự đặc biệt cho các sản phẩm của doanh nghiệp này trên hành trình chinh phục thị trường ngoại quốc.
Ngay từ năm 2013, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn triển khai mô hình 3R về giảm thiểu chất thải (reducing waste), tái sử dụng (reusing) và tái chế (recycling) như một phần trong chiến lược phát triển bền vững. Việc áp dụng mô hình 3R trong sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm nguồn lực, đổi mới quy trình, phát triển sáng tạo mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh.
Đặc biệt, Công ty đã đầu tư công nghệ tiên tiến nhất thế giới với khả năng tự động hóa cao nhất để vừa đạt được các mục tiêu kinh tế tuần hoàn, bao gồm hiệu quả kinh tế và tuần hoàn tối đa vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ nhiều năm qua, Tân Hiệp Phát đã đầu tư dây chuyền sản xuất nước giải khát chiết lạnh vô trùng Aseptic giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, đồng thời vẫn đáp ứng các yêu cầu vô trùng nghiêm ngặt.
Công nghệ này còn giúp Tân Hiệp Phát giảm thiểu lượng nhựa sử dụng trong sản xuất hết mức có thể bằng cách giảm trọng lượng của chai nhựa, giảm cả điện và nước sử dụng. Một bước đi khác mà công ty đã thực hiện là đầu tư vào công nghệ Rửa – Ép đùn – Ép phun để tái chế nhựa polyetylen (PE) và polypropylen (PP) để sản xuất pallet và thùng rác, đồng thời triển khai hệ thống quản lý tự động, số hóa.
Bên cạnh các giải pháp công nghệ, Công ty cũng đã áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng tốt nhất nhằm mang lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường như Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015; Hệ thống Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP… Vì vậy, không chỉ tạo dựng và định vị chỗ đứng ở thị trường giải khát trong nước, thương hiệu nước giải khát của Tân Hiệp Phát đã có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Trong đó có các nước đặt ra tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe bậc nhất như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Đức…