“Ghi nhận thành tích” (GNTT) là một trong những chương trình thường niên được đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP).
Mỗi năm, THP sẽ rà soát ghi nhận thành tích nhân viên theo hai đợt: 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. GNTT sẽ tiến hành công khai, minh bạch thông tin dựa vào bộ tiêu chuẩn năng lực tại từng vị trí, phản hồi 360 độ từ các bên liên quan, sau đó được Hội đồng thẩm định để có kết quả ghi nhận cuối cùng.
Một số điểm cần lưu ý khi Đánh giá thành tích:
1. Hội đồng GNTT vận hành như thế nào?
Bắt đầu một Hội đồng GNTT, chủ tịch Hội đồng cần truyền thông những điểm cơ bản trong chương trình. Cụ thể:
– Các thành viên trong hội đồng phải xem xét các phản hồi (Mục 4. Trách nhiệm của Hội đồng và Vai trò của các thành viên trong Hội đồng đánh giá thành tích – Tài liệu trên DCS).
– Xem xét số lượng phản hồi tối thiểu và phản hồi phù hợp hoặc mời các thành viên vào cho phản hồi tại Hội đồng (Mục 4. Trách nhiệm của người cho phản hồi 360 độ và Phụ lục 1. Quy định về việc thu thập phản hồi 360 độ – Tài liệu trên DCS).
– Dựa trên các tình huống tìm ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp và dựa trên khung chương trình để kết luận (Mục 4. Trách nhiệm của Hội đồng và Qui định vận hành hội đồng; Mục 5.1 Nguyên tắc đánh giá – Tài liệu trên DCS).
2. Làm sao để đối chứng các phản hồi 360 độ?
Khi nhân viên chưa đồng thuận về kết quả ghi nhận của Hội đồng có thể gửi khiếu nại theo quy định tại bước 4C1.9.07 mục 5.5.2 trong chương trình đánh giá thành tích 2020 để làm rõ các tình huống đã được phản hồi.
3. Tránh trường hợp ghi nhận sai thang điểm khi nhân viên không thực hiện giá trị cốt lõi
Đánh giá Giá trị cốt lõi (GTCL) dùng để giải thích về việc “tôi không thích tôi không làm” để ghi nhận phù hợp với thang điểm -1, 0, 1, 2 của chương trình, được quy định trong chương trình đánh giá thành tích 2019 (định nghĩa cụ thể xem mục 5.4.1 Đánh giá và xếp hạng GTCL của chương trình đánh giá thành tích), bên dưới là làm rõ thêm các thang điểm:
- Điểm 2: Nhân viên thường xuyên làm các việc dù mình không thích, vì thấy đúng giá trị cốt lõi thì vẫn thực hiện. Ví dụ: các vấn đề dù không được phân công hoặc được phân công ngoài phạm vi công việc vẫn làm với tinh thần cầu thị, chủ động, tích cực, không than phiền và hợp tác dù không được ủng hộ, bị chống đối, bị chỉ trích, bị cản trở, không được hỗ trợ, không được ghi nhận, nhưng vẫn làm vì thấy đây là hành động phù hợp giá trị cốt lõi.
- Điểm 1: Nhân viên làm các việc dù mình không thích, vì thấy đúng giá trị cốt lõi thì vẫn thực hiện. Ví dụ: các vấn đề dù không được phân công hoặc được phân công ngoài phạm vi công việc vẫn làm với tinh thần cầu thị, chủ động và hợp tác, hỗ trợ vì thấy đây là hành động phù hợp giá trị cốt lõi.
- Điểm 0: Nhân viên chỉ làm những điều mình thích, không làm điều mình không thích, biết là đúng giá trị cốt lõi nhưng vẫn không thực hiện.
- Điểm -1: Chỉ làm những điều mình thích, không làm điều mình không thích dù đó là yêu cầu trong GTCL, và/hoặc đi ngược lại giá trị cốt lõi, chưa gây hậu quả, tạo trải nghiệm tiêu cực cho người xung quanh.
- Điểm -2: Chỉ làm những điều mình thích, không làm điều mình không thích dù đó là yêu cầu trong GTCL, và/hoặc đi ngược lại giá trị cốt lõi, có gây hậu quả.
4. Quản lý cần làm gì khi ra hội đồng?
- Không đánh giá dựa trên quan điểm, đặt câu hỏi làm rõ , xem xét những gì nhân viên thể hiện để kết luận.
- Dựa vào các phản hồi của các bên liên quan, nếu phản hồi không cụ thể vào tình huống thì hỏi để làm rõ tình huống cụ thể, bao gồm: situtation ( tình huống) – task ( nhiệm vụ cần thực hiện ) – action ( hành động thực tế) – result (kết quả ) (mục 5.1 Nguyên tắc đánh giá; 5.2 Những điểm loại trừ trong đánh giá thành tích, mục 3. Thuật ngữ STAR).
- Dựa vào những gì Nhân viên đã thể hiện trên các tình huống được phản hồi để ghi nhận theo khung đánh giá chung.
5. Quản lý cần phản hồi kết quả như thế nào đối với nhân viên?
Dựa vào biên bản của Hội đồng, Quản lý phản hồi cụ thể về điểm nhân viên có thể hiện và chưa thể hiện theo khung đánh giá (mục 3. Định nghĩa về “Phản hồi kết quả đánh giá thành tích cho Nhân viên sau Hội đồng đánh giá Thành tích cấp Khối / Cấp Công ty”, mục 4. Trách nhiệm của GĐK/Trưởng phòng, mục 4. Trách nhiệm của Hội đồng – Nguyên tắc phản hồi kết quả đến Người được đánh giá sau khi được thẩm định kết quả tại Hội đồng).
Tại Tân Hiệp Phát, chương trình Ghi nhận thành tích không chỉ giúp nhân viên hoàn thiện bản thân, hướng đến việc đáp ứng những tiêu chuẩn của công ty mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực nhân viên một cách công khai, minh bạch, tạo động lực và khuyến khích mỗi nhân viên phát triển, nỗ lực hơn trong công việc.
Tính đến ngày 06/03/2020, tiến độ tổ chức Hội đồng cấp Khối như sau:
1. Số khối được đánh giá: 10/17 Khối đã và đang đánh giá (trong đó có 4 Khối đã hoàn thành gồm Nhà máy Bình Dương, NM Chu Lai, NM Hà Nam, Procurement)
2. Số NV được đánh giá: 1621
3. Số lượng NV thay đổi điểm hành vi nhưng không thay đổi kết quả thành tích: 310 người.
4. Số lượng NV thay đổi điểm thành tích: 15 người. Trong đó:
• Tăng hạng: 2 NV
• Giảm hạng: 13 NV
Nếu có thắc mắc, anh chị vui lòng liên hệ HRBP phụ trách khối để được giải thích.