Nhân viên vệ sinh môi trường và chuyện khi màn đêm buông

Dừng tay nghỉ ngơi một lúc, chị Nguyễn Thị Lan mới có chút thời gian tâm sự, công việc này đã gắn bó với chị gần chục năm nay. Cũng chừng ấy thời gian, chị rong ruổi với chiếc xe rác trên khắp các con phố và ngõ ngách Hà Nội. Công việc này vốn yêu cầu thể lực, sức khỏe nhưng dù là phụ nữ chị vẫn phải chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh.

Công việc vệ sinh môi trường góp phần mang đến hình ảnh sạch đẹp cho từng con phố

Chị nói nghề vệ sinh phải luôn chân luôn tay ngoài đường phố, mùa nắng thì nóng bức, mùa mưa thì càng vất vả đủ đường. “Thu gom rác mùa nào cũng có cái cực của mùa đó. Mùa mưa thì bịch rác ngấm nước nặng trĩu, chúng tôi phải xả nước, phân loại rồi mới thu gom được. Mùa hè thì nắng nóng, mùi hôi từ rác xộc lên nhiều khi khiến hoa cả mặt mày” Chị Lan tâm sự.

Không chỉ làm việc ban ngày, nhân viên vệ sinh thường sẽ thay ca trong tuần, ca sáng sẽ bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, ca tối sẽ bắt đầu từ 4 giờ chiều đến 12 giờ đêm hoặc có khi kéo dài đến tận 1 – 2h sáng nếu xe chưa đến kịp. Mỗi người sẽ được phân một địa bàn cụ thể và phải đảm bảo thu gom đúng giờ. Với chị Lan, làm việc về đêm luôn khiến chị áp lực bởi sự mệt mỏi của cơ thể cùng cơn buồn ngủ luôn chực chờ. Điều này khiến chị làm việc không hiệu quả vì luôn trong trạng thái uể oải, lờ đờ.

Cứ làm được 2 – 3 tiếng, chị và các đồng nghiệp khác phải tìm chỗ nghỉ ngơi, vừa thay phiên nhau uống nước để lấy lại sức vừa tranh thủ chợp mắt đôi phút để không bị cơn buồn ngủ đánh gục. Nhưng rác cần thu gom nhiều và thời gian tập kết có hạn nên giải pháp này dường như không hiệu quả. Cơn buồn ngủ và sự cạn kiệt năng lượng luôn chực chờ đánh gục chị và các đồng nghiệp khác bất cứ lúc nào.

Không chỉ riêng chị Lan, nhiều lao động thuộc những ngành nghề khác vẫn thường rơi vào tình trạng mệt mỏi khi thường xuyên đối diện sự vất vả của công việc lẫn thách thức tác động từ ngoại cảnh như thời gian, nhiệt độ… Hai chữ “trách nhiệm” đôi khi còn lớn hơn áp lực mưu sinh khiến họ gắn bó với nghề của mình. Thay vì từ bỏ, họ lựa chọn tiếp tục và tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe lẫn công việc.

Sự vất vả và áp lực của công việc vệ sinh môi trường không phải ai cũng biết

Ngồi xuống một góc vỉa hè nghỉ ngơi, chỉ tay về chiếc túi mang bên mình, chị Lan nói “Để có sức làm việc thì bản thân phải biết giữ năng lượng trước. Làm việc ban ngày đã cực, làm việc ban đêm lại càng cực hơn khi phải duy trì cơ thể ở trạng tỉnh táo và tay chân linh hoạt. Tôi thường mang theo nước tăng lực Number 1 để giải khát, nạp nhanh năng lượng và đối phó với cơn buồn ngủ về đêm”.

Vừa nói, chị Lan vừa lấy chai nước tăng lực Number 1 uống hai ba ngụm. Chị cười kể tiếp, loại nước này chị được chị đồng nghiệp giới thiệu, vị dễ uốngkết hợp thêm đá lạnh mang lại cảm giác sảng khoái, làm việc cảm thấy cũng nhiều năng lượng hơn. Từ đó đến nay, chị luôn mang theo vài chai khi đi làm, vừa để dùng vừa để dành chia cho mọi người phòng khi đuối sức, buồn ngủ giữa ca.

Tìm hiểu thêm về bí quyết năng lượng được chị Lan chia sẻ thì ra đây là nước tăng lực Number 1 – thức uống vốn đã quen thuộc với nhiều người lao động, đặc biệt là lao động thuộc ngành nghề yêu cầu thể lực, thường xuyên làm việc ngoài trời hay tăng ca, làm việc về đêm. Không chỉ hương vị thơm ngon, bảng thành phần của sản phẩm còn giúp bổ sung năng lượng và duy trì sự tỉnh táo hỗ trợ người lao động tập trung, nâng cao hiệu suất làm việc.

Giây phút nghỉ ngơi vội qua cùng tiếng máy thúc giục của xe chở rác chuyên dụng, chị Lan nhanh tay tiếp tục với công việc dang dở còn lại. Bóng lưng chị xa dần, để lại khung cảnh sạch sẽ cho con phố. Khó khăn dẫu vẫn còn đó nhưng trách nghiệm với nghề và bí quyết năng lượng luôn sẵn sàng trong túi có lẽ là hành trang giúp chị Lan và nhiều người lao động khác tiếp tục gắn bó lâu dài với công việc.

Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/nhan-vien-ve-sinh-moi-truong-va-chuyen-khi-man-dem-buong-d61540.html

Admin: