‘Nhất tiễn hạ song điêu’ – bí quyết đưa Tân Hiệp Phát vươn qua đại dịch

Sức khỏe 24H


Trong khi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật lộn với những “di chứng” hậu đại dịch, thì Tân Hiệp Phát đạt được kết quả kinh doanh vượt bậc. Trước những đồn đoán về “cột mốc mới”, bà Trần Uyên Phương – PTGĐ Tân Hiệp Phát chỉ khiêm tốn “Chúng tôi tốt hơn chúng tôi ngày hôm qua!”

‘Nhất tiễn hạ song điêu’ – bí quyết đưa Tân Hiệp Phát vươn qua đại dịch

Một trong những bí quyết để doanh nghiệp không chỉ “sống sót” mà còn cạnh tranh sòng phẳng và chiến thắng trước những thương hiệu khổng lồ đa quốc gia, theo bà Phương đó là triết lý “tranh thủ”. Tranh thủ lúc mọi người nghỉ thì mình làm cật lực. Tranh thủ lúc khó khăn thì mình nâng chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi ích cho đối tác, tăng phúc lợi cho người lao động.

Bà Phương nói khi khó khăn thì phải tiết kiệm, 1 mũi tên nếu nhắm bắn được 2 con chim thì mới giương cung – như cổ nhân nói “nhất tiễn” phải hạ được “song điêu”.

01./ Khó khăn kép hậu đại dịch

Nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi kể từ đầu năm 2022 đến nay. Thế nhưng di chứng hậu đại dịch COVID-19 vẫn khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Theo khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 do VCCI tiến hành, có tới 92% doanh nghiệp đang than phiền vì nhiều khó khăn, liên quan đến dịch COVID-19.

Cụ thể, 60% doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận khách hàng, 53% doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu hụt công nhân, 52% mất cân đối dòng tiền, 52% doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những sóng gió mới từ môi trường đầu tư kinh doanh do những diễn biến từ tình hình địa chính trị toàn cầu. Cuộc xung đột ở Nga và Ukraine làm tăng lạm phát khi giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng phi mã. Trong khi nhu cầu của thị trường sẽ không ngay lập tức phục hồi trở lại mức trước dịch.

Trong điều kiện bình thường, chỉ một trong số những khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng nguồn lao động, chi phí giá vật tư, vật liệu tăng vọt cùng với nguy cơ lạm phát… Khi mà những khó khăn cùng đến vào một thời điểm thì không chỉ các doanh nghiệp mới thành lập, các startup gặp khó mà cả những doanh nghiệp lớn tồn tại nhiều năm cũng “ngấm đòn”.

Cổ nhân có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khi mà những khó khăn cùng ấp đến một lúc, khi mà áp lớn lớn nhất cũng lại là cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Theo bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát: Trong kinh doanh có chút “sóng gió” mới thú vị. Từ hành trình 28 năm xây dựng thương hiệu, vượt qua những khó khăn, có thể thấy sóng gió như vậy so với Tân Hiệp Phát là bình thường, êm đềm quá là thấy lạ.

02./ Giải bài toán tăng trưởng, duy trì bộ máy

Trở lại với bí quyết vượt qua khó khăn kép hậu hậu đại dịch, bà Trần Uyên Phương cho rằng, để vượt qua khó khăn thời điểm này doanh nghiệp cần phải đạt 2 mục tiêu cùng lúc: Duy trì tăng trưởng và thay đổi trong bộ máy tổ chức.

Trước những khó khăn, thách thức mang tính “bất khả kháng” từ thị trường quốc tế, việc tăng giá sản phẩm là điều mà các doanh nghiệp có lẽ đều đã phải tính đến. Tuy nhiên, bà Trần Uyên Phương cho rằng kế hoạch tăng giá đó phải làm sao để hợp lý và mang lại thêm những giá trị gia tăng cho người dùng.

Thậm chí, trong trường hợp buộc lòng phải tăng giá, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo người tiêu dùng sẽ được nhiều hơn so với những gì họ bỏ ra.

Đứng trước bài toán đầu tư, cũng như câu hỏi có tăng giá thành sản phẩm, Tân Hiệp Phát có bước đi khôn ngoan. Tân Hiệp Phát tự hào luôn là một doanh nghiệp không có sự xa xỉ trong đầu tư, dùng 1 mũi tên hạ 2 con chim.

Về đầu tư, trong bối cảnh dịch bệnh thay vì giảm đi khoản đầu tư, dừng lại các dự án thì Tân Hiệp Phát lại làm chuyện ngược đời, đầy tính nhân văn. Cụ thể, là đầu tư tăng thêm chất lượng sản phẩm, tặng quà hay tăng lợi ích gì đó cho người tiêu dùng.

Với đối tác, Tân Hiệp Phát không chỉ tiếp tục duy trì những chính sách cũ ổn định mà còn tìm cách đem lại thêm lợi ích cho hệ thống phân phối. Ngay cả khi chịu những tác động liên hoàn từ nguyên vật liệu và các chi phí khác, sản phẩm vẫn sẽ ổn định tới tay người tiêu dùng. Chính cách làm sáng tạo này giúp doanh nghiệp vượt khó duy trì đà tăng trưởng.

Câu chuyện tăng trưởng được duy trì, phần còn lại làm sao đảm bảo đời sống cho người lao động, giúp người lao động của Tân Hiệp Phát vượt qua những khó khăn tiếp tục đồng hành, gắn bó với doanh nghiệp.

Có thể nói, trong thời gian thực hiện “3 tại chỗ”, Tân Hiệp Phát đã chấp nhận lỗ để duy trì sản xuất, đảm bảo an toàn và cả thu nhập cho những người lao động.

“Người lao động là tài sản lớn nhất của Tân Hiệp Phát. Vậy thì làm sao chúng ta không tìm cách bảo toàn, chăm sóc “tài sản lớn nhất” của mình trong bối cảnh nhiều rủi ro, nguy cơ dịch bệnh?” – bà Phương nhấn mạnh.

Vậy là Tân Hiệp Phát một mặt vẫn đảm bảo thu nhập, một mặt đưa người lao động vào sinh hoạt tập trung tránh dịch, lo ăn ở, thậm chí là hỗ trợ, chu cấp cho gia đình của nhân viên gặp khó khăn. Trong “3 tại chỗ”, doanh nghiệp này “tranh thủ” cải thiện quy trình quản trị, chuyển đổi số và nâng cấp hảng trăm quy trình làm việc.

“Đây là lúc mà tập thể chúng tôi lao động tập trung và hiệu quả nhất. Thành quả bây giờ, có lẽ là nhờ những nỗ lực làm việc thời điểm đó”. Theo bà Trần Uyên Phương, chính giai đoạn hiện nay, tạo dựng niềm tin cho người lao động trở thành giải pháp then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi cam kết không cắt giảm lương, thưởng của mọi người. Ngay cả khi lạm phát xảy ra, phúc lợi của người lao động không những không giảm mà còn được nâng lên để bù đắp lại ảnh hưởng, để họ không còn phải lo lắng. Giữ vững khả năng cạnh tranh nhưng không để ảnh hưởng tới đời sống người lao động là bài toán khó mà từng khối phải tìm ra lời giải”, bà Trần Uyên Phương nhấn mạnh.

03./ “Song tiến”: Cầu tiến và cải tiến

Thành lập năm 1994, từ một nhà máy nhỏ ở địa phương, đến hiện tại, Tân Hiệp Phát thoát khỏi “chiếc áo chật hẹp” đó, vươn lên thành người khổng lồ, trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam, mang tầm cỡ châu lục và ghi danh trên thế giới.

Thành công là thế, nhưng luôn tâm niệm “là doanh nghiệp địa phương nên luôn luôn cần cải tiến”, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát không chỉ mua cả hệ thống công nghệ thông tin mà còn mua luôn cả chuỗi quản trị để phục vụ sản xuất kinh doanh.

“Hiện nay, tập đoàn đã đưa nhiều hoạt động, giấy tờ lên môi trường trực tuyến (online). Năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát là thời điểm Tân Hiệp Phát tăng tốc chuyển đổi số” – bà Trần Uyên Phương nói.

Trong 90 ngày thực hiện “3 tại chỗ” năm ngoái, hàng nghìn con người Tân Hiệp Phát không ai bị nhiễm Covid-19 hoặc làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

“Trong giai đoạn “3 tại chỗ”, người Tân Hiệp Phát từ vị trí công việc thấp nhất đến vị trí lãnh đạo cao nhất đều phải thống nhất hành động, dám nghĩ, dám làm. Tập đoàn cũng được dẫn dắt bởi những người đam mê với công việc. Ở cấp quản lý điều hành, chúng tôi có nhiều nhân tài từ các công ty đa quốc gia trở về chung sức cho tập đoàn với mong muốn cống hiến cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Nhờ vậy mà hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty ngày càng được cải tiến, minh bạch, hệ thống hóa, rõ ràng hơn” – Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Hiện nay, Tân Hiệp Phát triển khai 8.000 quy trình dịch vụ, mỗi chu trình đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định nên nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn nhiều hơn.

Tầm nhìn của Tân Hiệp Phát là nhất quán: Thành doanh nghiệp tầm Châu Á, cạnh tranh sòng phẳng với “người khổng lồ” trên thế giới như Pepsi, Coca Cola… Theo  bà Trần Uyên Phương: Tầm nhìn đó luôn luôn đặt ở trước mắt, kể cả là trong đại dịch, khủng hoảng!

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/ttvn-nhat-tien-ha-song-dieu-bi-quyet-dua-tan-hiep-phat-vuon-qua-dai-dich-a285816.html

Admin: