Tác giả cuốn sách ‘Vượt lên người khổng lồ’ tiết lộ chiến lược 4P trong Marketing

(Theo doisongvietnam.vn)

Henry DeVries, MBA, đồng sáng lập và CEO của Indie Books International đã phỏng vấn tác giả cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ”. Rất nhiều bí quyết kinh doanh hay được Trần Uyên Phương tiết lộ.

Nếu bạn nghĩ rằng việc kinh doanh của gia đình bạn là đang yếu kém, hãy lắng nghe câu chuyện từ cuốn sách “Vượt lên với người khổng lồ” của tác giả Trần Uyên Phương.

“Cha tôi khởi nghiệp không có gì hơn hai bát gạo và bốn đôi đũa”, Trần Uyên Phương mở đầu cuốn sách mới của cô mang tên “Cạnh tranh với người khổng lồ”.

Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, một trong những tập đoàn lớn của Việt Nam và tăng trưởng mạnh mẽ nhiều năm qua. Tân Hiệp Phát từng được Coca-Cola ngỏ ý muốn mua nó với giá hơn 2 tỷ đô la. Cha của Trần Uyên Phương là Chủ tịch kiếm TGĐ điều hành của Tân Hiệp Phát (THP) – ông Trần Quí Thanh đã từ chối lời đề nghị từ Coca-Cola.

Tân Hiệp Phát hiện đang cung cấp mặt hàng đồ uống, bao gồm trà thảo dược và trà xanh, thức uống năng lượng, sữa đậu nành và nước tinh khiết trên khắp Việt Nam và tại 16 quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc và Úc.

“Bố tôi kiên trì chèo tái Tân Hiệp Phát, bỏ qua lời mời gọi hấp dẫn từ Coca-Cola vì ông đặt niềm tin vào những giá trị cốt lõi ở con người – những người cộng sự, những nhân viên và khách hàng của ông,” Trần Uyên Phương nói.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, tác giả chính của cuốn sách Vượt lên người khổng lồ (Competing with giants)

Henry DeVries đã phỏng vấn Trần Uyên Phương qua email về cách quảng bá, marketing sản phẩm. Trần Uyên Phương cho biết: Mẹo marketing tốt nhất cho một công ty địa phương đơn giản là làm nhiều hơn với ít chi phí hơn. Để làm được điều này, các công ty địa phương cần khai thác mọi lợi thế tự nhiên, sử dụng 4P trong marketing cổ điển: địa điểm, giá cả, sản xuất và khuyến mãi.

“Trong 4P trong marketing, địa điểm thường được liệt kê cuối cùng, nhưng thật nguy hiểm khi cho rằng đó là điều quan trọng nhất. Không có công ty ngoại nào có lợi thế hơn so với những công ty địa phương, vốn là người bản địa đối với thị trường của họ”, cô nói.

Là một công ty địa phương, Uyên Phương nói rằng THP thúc đẩy sự thân thiện của mình với khách hàng của mình, tạo ra một sản phẩm thành công dựa trên sự hiểu biết về điểm đến. “Một số người tiêu dùng chú ý kĩ tới nguồn gốc công ty hoặc sản phẩm, bởi vì họ muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương”, Uyên Phương chia sẻ.

Đối với doanh nghiệp địa phương, việc tiếp thị sản phẩm tại địa phương có một số lợi thế lớn so với các công ty nước ngoài bởi vì họ có thể tận dụng thông tin chi tiết của khách hàng nhanh hơn.

“Các công ty địa phương có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn nhiều so với các công ty đa quốc gia bởi vì họ thấu hiểu thị trường trong nước. Ngay cả khi mở rộng các dòng sản phẩm mới, các công ty địa phương có thể hành động nhanh chóng”, Trần Uyên Phương nói.

Chiến lược tiếp thị mà Trần Uyên Phương tìm thấy thành công nhất là tập trung không ngừng vào sự khác biệt để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng.

“Ví dụ, trong một thị trường nước giải khát như Việt Nam, trà nói chung có sẵn và miễn phí”, cô nói. “THP đã tạo ra một thị trường cho một sản phẩm có tên là Trà xanh đã pha sẵn để uống. Lipton cũng đã cố gắng thâm nhập thị trường này nhưng thất bại.

Chúng tôi đã thành công vì chúng tôi hiểu rõ hơn hướng mà thị trường tiêu dùng đang có xu hướng và cơ hội tiếp thị và quảng bá sản phẩm phù hợp theo đúng cách. Trong ba tháng đầu tiên của chiến dịch tiếp thị, khối lượng của sản phẩm trà xanh pha sẵn tăng vọt vượt quá khối lượng dự đoán cho cả năm. Chín năm sau khi ra mắt, sản phẩm này vẫn còn độc quyền trên thị trường”.

Mục tiêu của công ty trong ba năm tới là tăng doanh thu hàng năm lên 50%. “Không bao giờ là dễ dàng để cạnh tranh với những người khổng lồ, nhưng hãy tự tin đối mặt với họ”.

Nhà xuất bản ForbesBooks ngày 30/8 chính thức phát hành sách của một tác giả Việt Nam với tên gọi Vượt lên người khổng lồ (Competing with giants)

Ngày ra mắt cuốn sách được lựa chọn nhân dịp Quốc khánh 2/9 của Việt Nam, bởi tác giả chính của cuốn sách là một nữ doanh nhân Việt Nam, Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Cuốn sách kể về câu chuyện kỳ diệu của một công ty gia đình Việt Nam khởi nghiệp từ trong điêu tàn của thời kỳ hậu chiến tranh và kinh tế bao cấp đã vượt lên cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia hùng mạnh.

Cuốn sách là kết quả của công trình nghiên cứu 4 năm của tác giả Trần Uyên Phương sau khi kết thúc 1 chương trình đào tạo lãnh đạo tại Đại học Harvard năm 2012, với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo Jackie Horne (người Anh) và chuyên gia John Kador (người Mỹ).

 

Nguyễn Vân: