Tân Hiệp Phát – niềm tự hào

Những dòng viết mộc mạc nhưng thật thà, miêu tả những trải nghiệm và cảm xúc của bạn Thanh Thảo sau năm tháng gắn bó cùng Đại gia đình Tân Hiệp Phát. Một thành viên của Nhà máy Bao bì từ Bình Dương trở về công tác trên chính quê hương mình – Number One Hà Nam. 

———————————–

Hơn một tuần trôi qua kể từ ngày tôi rời Bình Dương chính thức trở về sinh sống và làm việc tại quê nhà Hà Nam. Và đó là một hành trình thú vị của chính tôi.

Cuộc sống của tôi trước đây ví như một giấc mơ rất dài của một người con xa quê canh cánh bên lòng mỗi khi một mình bên bữa cơm chiều, với nỗi nhớ cha mẹ, trăn trở khi nghe tin bão quê.

Từ năm mười tám tuổi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tôi phải khăn gói rời khỏi quê nhà để vào miền nam tiếp tục con đường học vấn, sau khi tốt nghiệp, tôi đã chọn Tân Hiệp Phát là nơi mình phải vào “đầu quân” cho bằng được, đó là năm tôi vừa tròn hai mươi hai tuổi, ở độ tuổi rất trẻ, năng động và nhiệt huyết. Cuối cùng, tôi đã được nhận vào Tân Hiệp Phát với vị trí nhân viên bảo trì online nhà máy Bao Bì.

Tôi rất vui sướng, niềm hạnh phúc như vỡ òa khi chính thức được gia nhập vào đại gia đình Tân Hiệp Phát và luống cuống gọi điện về khoe với cha, mẹ, bạn bè, ai cũng ngưỡng mộ, chúc mừng cho tôi đã tìm được một công ty rất tốt. Mẹ tôi còn trêu: “Khi nào có lương tháng đầu tiên nhớ mua một xe Trà xanh Không Độ gửi về biếu cho bà con bạn bè nhé con trai, ở quê mình ai cũng thích uống Trà xanh Không Độ là nhất”.

Tôi khì cười và thầm hứa với Mẹ: “Nhất định con sẽ làm việc thật tốt để không phụ lòng cha mẹ và đáp ứng sự tin tưởng tuyển chọn của cấp trên vào làm vị trí mà con hằng mong ước khi ra trường với tấm bằng cơ khí”.

Trong công việc tôi phải cố gắng rất nhiều vì kiến thức trên ghế nhà trường so với thực tế rất khác xa và có nhiều điều mới lạ, đặc biệt hơn nữa  nhà máy Sản xuất  Bao bì được trang bị toàn là những máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất trên thế giới với công suất rất cao và tuân thủ chế độ vận hành nghiêm ngặt nào là máy Husky preform, máy in nhãn với công nghệ in ống đồng, máy in thùng carton với công nghệ flexo, máy thổi màng PVC, màng PE đóng block…hàng ngày tôi được cấp trên, bạn bè đồng nghiệp hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo trì rất tận tình và kỹ lưỡng, môi trường làm việc nơi đây rất hòa đồng, kỷ luật và đoàn kết. Tất cả vì mục tiêu chung của Khối/ phòng ban. Mỗi người nhân viên đều được thiết lập bảng mô tả công việc, bảng hướng dẫn công việc, phân công công việc và được thiết lập KPI và thực hiện đánh giá KPI để đánh giá thành tích và năng lực của từng người. Trong công việc tôi rất yêu thích và mong muốn cống hiến hết sức mình với niềm đam mê thành công của sức trẻ, nhưng đâu đó nỗi nhớ nhà, nhớ quê vẫn cứ da diết và bám lấy tâm trí của tôi, tôi luôn muốn gắn bó với gia đình Tân Hiệp Phát nhưng quê hương là một tình cảm rất thiêng liêng và đó là nơi chốn luôn mong muốn quay về của những người con xa xứ.

Thấm thoát, ba năm sau khi chính thức gia nhập gia đình Tân Hiệp Phát tôi được cấp trên và đồng nghiệp tin tưởng, đề xuất lên vị trí Tổ Trưởng Bảo Trì tại nhà máy Bao Bì, tôi nhận ra nơi đây luôn công bằng trong công việc và cơ hội luôn dành cho những ai “đam mê thành công”, hành xử trong công việc với những hành vi theo giá trị cốt lõi của công ty. Sau ba năm làm việc tôi thấy mình trưởng thành và chín chắn hơn, không lúc nào tôi ngừng học tập và phát triển, tình yêu Tân Hiệp Phát và tình yêu quê hương luôn ngự trị trong tim một người thanh niên miền bắc xa xôi vào tận miền nam lập nghiệp.

Sáng nay như mọi ngày, tôi vào ca với tinh thần rất hăng háy, như thường lệ, anh trưởng phòng cấp cao nhà máy bao bì đến từng xưởng xem nhân viên làm việc. Đến chỗ tôi làm việc thì nở một nụ cười rất thân thiện và anh nói “Nhà máy number one Hà nam đã  khởi công xây dựng rồi đó, em có muốn về đó làm việc hay không? Dây chuyền mới mà em đi theo chuyên gia lắp đặt ngay từ đầu thì tay nghề em càng được nâng cao đó”. Trong lúc tôi đang há hốc miệng nhìn thì anh tiếp tục: “Được làm việc trong tập đoàn tân Hiệp Phát mà lại trên chính quê hương của mình  không phải là niềm ao ước trong em đó sao?”. Trong lòng vừa mừng vui, vừa xúc động, mình chưa từng nói câu chuyện này mà sao “Sếp” biết vậy ta? Anh trưởng phòng lại tiếp tục cười hiền và vỗ vay tôi “Em cứ suy nghĩ vấn đề anh vừa nói khi nào có câu trả lời thì báo anh nhé”.

Qua tìm hiểu trên báo đài cũng như gọi về quê tìm hiểu thì nhà máy Number One được xây dựng cách nhà tôi gần 15 km. Đây là cơ hội tốt để tôi được về quê sinh sống và làm việc. Tôi sẽ là một trong những thành viên tham gia lắp đặt dây chuyền đầu tiên và cũng sẽ là một trong những người con chính thức của  tập đoàn Tân Hiệp Phát về dựng xây trên quê hương Hà Nam. Tôi hình dung ra cảnh từ đây quê hương mình sẽ được phát triển hơn, người dân quê sẽ có việc làm ổn định và quan trọng hơn là không phải bôn ba nơi xứ người.

Hơn một năm về lại quê hương và làm việc tại nhà máy Number One Hà Nam, đảm nhận vị trí tổ trưởng bảo trì kiêm tổ trưởng sản xuất phôi, tôi luôn xem nơi này là ngôi nhà của mình và làm việc với niềm đam mê.

Về lại Hà Nam thì nỗi nhớ nhà máy Bình Dương vẫn luôn da diết trong tôi, tôi thấm thía câu thơ nổi tiếng của Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu:

– Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở.

– Khi ta đi đất bổng hóa tâm hồn!”

Và đúng vậy, tâm hồn của tôi luôn có hình ảnh nhà máy Bình Dương và con người Tân Hiệp Phát ở nhà máy Bình Dương ngự trị. Mỗi khi anh em Bình Dương ra Hà nam công tác hay mỗi lúc tôi được vào Bình Dương học thì như “trở về nhà mẹ”, trong lòng cứ dâng lên tình cảm lâng lâng khác lạ, một thứ tình cảm của những người anh em trong đại gia đình Tân Hiệp Phát với nhau, một thứ tình cảm đặc biệt thiêng liêng đối với người thân và gia đình là thế.

Giờ đây tôi không những có anh em trong đại gia đình Tân Hiệp Phát Bình Dương mà còn có anh em tại nhà máy Number One Chu Lai và Hậu Giang, trải dài trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Anh em chúng tôi là những người con của đại gia đình Tân Hiệp Phát, ai cũng mang trong mình một dòng máu – một khí phách Number one- một trái tim Việt Nam.

Kim Thảo