Thời kỳ “bình thường mới” và áp lực vô hình người lao động đang tìm cách vượt qua

Báo SGGP

Trở lại thời kỳ “bình thường mới”, người lao động đang cùng doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất, đảm bảo hàng hóa cung ứng cho thị trường. Khối lượng công việc cộng dồn sau gần một năm đứt quãng tạo đang tạo áp lực vô hình cho người lao động. TPHCM một đô thị nhộn nhịp bậc nhất cả nước, sự phát triển về kinh tế đã kéo theo vô số cơ hội việc làm. 

Hàng chục năm trước, nơi đây đã thu hút một lượng lớn người lao động từ các địa phương. Đã có những người trẻ lên đường rời quê lập nghiệp và anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, Bình Định) – kỹ sư trưởng tại chung cư Cantavil Hoàn Cầu là một trong số đó.

Anh Nam, kỹ sư trưởng tại chung cư Cantavil Hoàn Cầu

Xuất thân từ miền đất võ, tính đến thời điểm hiện tại, anh đã xa quê được 13 năm. Tốt nghiệp chuyên ngành điện tại một trường cao đẳng, cũng như bao người khác, anh đã bắt đầu hành trình của mình với vị trí công nhân tại các công trình. Theo như anh chia sẻ, đây là một công việc đòi hỏi cao ở độ tỉ mỉ, tính thận trọng và khả năng chịu áp lực do luôn phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử, máy móc nguy hiểm liên quan trực tiếp đến tính mạng con người.

Cuối cùng, sau 6 năm kiên trì, nỗ lực với nhiều vai trò từ công nhân thi công tới tổ trưởng, giám sát viên và trợ lý kỹ sư trưởng, anh cũng đến được với vị trí quản lý hiện tại. Nhưng khi vừa mới cảm nhận được những tín hiệu khởi sắc trong sự nghiệp thì anh cùng các đồng đội lại phải tiếp tục đối diện với một khó khăn mới.

3 tháng giãn cách xã hội đã khiến không ít dự án lớn, nhỏ rơi vào tình trạng dang dở. Nguyên nhân gây ra sự ứ đọng này bắt nguồn từ việc mất kết nối với các nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và thiếu hụt thiết bị thay thế. Vì vậy, anh cùng tổ đội luôn trong tâm thế sẵn sàng và tỉnh táo để kịp thời khắc phục, đối phó với các vấn đề khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại.

“Quản lý vận hành tòa nhà yêu cầu nhiều kỹ năng hơn so với thời điểm làm việc tại công trình. Nó đòi hỏi chúng tôi luôn phải luôn tỉnh táo để túc trực giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật (điện, nước…), bảo trì khu vực công cộng, sửa chữa máy móc căn hộ cũng như chăm sóc và giải đáp thắc mắc cho cư dân. Điều đó có nghĩa rằng, ở bất kỳ thời điểm nào dù là 3-4h sáng, nhân viên kỹ thuật vẫn luôn phải có mặt để khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân”, anh Nam cho biết.

Hiện tại, anh và tổ đội đang liên tục tham gia các cuộc họp kéo dài hàng giờ đồng hồ để nhanh chóng xử lý khối lượng công việc tồn đọng ở giai đoạn đình trệ.

Anh Nam cùng thành viên trong tổ đi kiểm tra thiết bị PCCC (ảnh tư liệu)

“Tôi từng chứng kiến một vụ cháy nổ khi còn công tác ở đơn vị cũ và chính sự can thiệp kịp thời của tập thể nhân viên kỹ thuật đã giúp ngăn chặn những thiệt hại về người và của. Do đó, việc làm tốt khâu chuẩn bị thông qua các cuộc họp, bàn bạc, phân công nhân sự và lên kế hoạch là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng tôi luôn phải tập trung và giữ vững tinh thần để xử lý công việc và hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu”, anh Nam nói.

Đối mặt với cường độ công việc cao, anh cho biết, giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn trong việc giải tỏa căng thẳng và rèn luyện thể chất vì những hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời. Vì vậy, trong những tháng gần đây, cà phê và nước tăng lực đã trở thành người bạn đồng hành giúp anh và tổ đội duy trì sự tỉnh táo trong những phiên họp kéo dài dai dẳng. 

Theo đó, nước tăng lực Number 1 là thức uống anh thường dùng để bổ sung năng lượng, giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ và tăng thêm sức mạnh. Nhờ đó, đây được xem là bạn đồng hành của người thường xuyên phải lao động trong thời gian dài với khối lượng công việc cao như anh.

Để hoàn thành tốt công việc, anh luôn cần sự tỉnh táo

Anh tâm sự rằng, mình là một người bố, người chồng may mắn khi luôn có được sự thấu hiểu và ủng hộ từ gia đình. “Là người gánh vác tài chính của cả nhà, tôi luôn phấn đấu hết mình và tận tụy vì công việc. Nhưng nếu như không có sự hỗ trợ từ vợ và con gái, điều đó sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy, tôi luôn chia sẻ những vấn đề trong công việc nhằm nhận được sự đồng cảm từ gia đình và thật hạnh phúc khi luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc”, anh Nam bộc bạch.

Khi được hỏi về những mong muốn và dự định trong tương lai, anh cho biết, ngoài gia đình, tập thể nhân viên trong tổ đội là những người quan trọng nhất. Bởi lẽ, với tâm huyết của một người đi trước, anh luôn cố gắng giữ một tinh thần sáng suốt để mang lại môi trường phát triển tốt nhất cho tập thể mà mình dẫn dắt.

“Tôi mong mình có đủ khả năng và sức khỏe để truyền đạt lại kiến thức và tạo ra cơ hội phát triển cho những thành viên của tổ đội và có thể giúp họ được thử sức ở nhiều vị trí mới. Vì tôi tin rằng, thời gian và kinh nghiệm chính là cách tốt nhất để củng cố chuyên môn”, anh Nam chia sẻ.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/thoi-ky-binh-thuong-moi-va-ap-luc-vo-hinh-nguoi-lao-dong-dang-tim-cach-vuot-qua-797637.html