Từ nguyên liệu vùng ‘Đệ nhất danh trà’ đến Trà Xanh Không Độ

Pháp Luật –

Là vùng “Đệ nhất danh trà” của Việt Nam, từ nhiều năm qua lá trà xanh Thái Nguyên đã trở thành nguyên liệu đầu vào chính cho sản phẩm nước giải khát Trà Xanh Không Độ, trở thành đồ uống ưa thích của hàng triệu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nâng niu, chăm sóc cây chè theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt

Sáng tháng 8 trời vào thu, theo chân người dân xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đi hái chè cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ, chúng tôi vô cùng ấn tượng với những đồi chè xanh mát, trải dài bất tận giữa núi đồi ngào ngạt hương thơm. Đây cũng là mùa cho chất lượng trà thơm ngon, đậm vị nhất trong năm.

Người dân xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên thu hoạch lá chè xanh để cung cấp cho Công ty Tân Hiệp Phát.

Trà Thái Nguyên ngon trứ danh, còn được nhắc đến với tên gọi “Đệ nhất danh trà”. Khí hậu và thổ nhưỡng tuyệt vời của nơi đây với vùng đất bán sơn địa, tựa vào dãy núi Tam Đảo, cùng nguồn nước dưỡng đất đến từ Sông Công, Sông Cầu, hồ Núi Cốc khiến cho Thái Nguyên dường như là vùng đất dành cho cây chè, cho hương vị trà rất riêng.

Từ nhiều năm qua, Công ty Tân Hiệp Phát đã lựa chọn lá chè xanh Thái Nguyên làm nguyên liệu chính cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ. Sự kết hợp giữa nguyên liệu của vùng “Đệ nhất danh trà” và công nghệ tối tân của thế kỷ 21 đã tạo ra một sản phẩm thức uống giải khát tốt cho sức khỏe là Trà Xanh Không Độ danh tiếng, với hơn chục năm liên tiếp được tôn vinh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và được nhiều thị trường quốc tế đón nhận.

Ít ai biết, để có một chai Trà Xanh Không Độ đến với người dùng, nguyên liệu đầu vào lá chè xanh phải trải qua quy trình kiểm soát chất lượng khắt khe từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và sản xuất.

Chị Thảo cùng người dân xóm Ao Rôm 1, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên thu hoạch chè vào sáng sớm. Đây là thời điểm thu hoạch chè cho chất lượng ngon nhất trong ngày.

Chị Bùi Thị Thảo (Xóm Ao Rôm 1, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) với 24 năm kinh nghiệm trồng chè chia sẻ để có nguyên liệu cung cấp đến khách hàng lớn như Công ty Tân Hiệp Phát, các hộ nông dân phải tuân thủ từ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè đảm bảo đúng yêu cầu. “Chúng tôi liên tục cập nhật kỹ thuật, quy trình trình trồng và chăm sóc cây chè mới nhất, từ cách dưỡng đất, làm cỏ, ủ phân hữu cơ, thuốc sinh học để đảm bảo chất lượng lá chè xanh đạt hàng loạt tiêu chí khắt khe của Công ty Tân Hiệp Phát”, chị Bùi Thị Thảo cho hay.

Lá chè xanh sau khi hái về sẽ được hong khô trước khi đưa vào chế biến.

Từ sáng sớm, chị Thảo cùng các hộ nông dân dân tại xã Khe Mo đã ra đồi hái chè, mỗi ngày một người trung bình hái được 25-30kg chè. Hái đến đâu, chị Thảo đưa về chế biến đến đấy để đảm bảo độ ngon, ngọt đậm vị của trà sau khi chế biến. Nếu để chè hái sau 6 tiếng mới chế biến sẽ bị ôi trà, không tươi, ngon nên người dân chế biến ngay khi hái xong.

Sau khi hong khô, lá chè được đưa vào lò diệt men hay còn gọi là ốp chè để đảm bảo nguyên liệu tươi ngon nhất.

“Một tháng có 20 ngày, máy sao chè nhà tôi luôn đỏ lửa. Người hái, người sơ chế, liên tục đều tay để đảm bảo trà thành phẩm có chất lượng tốt nhất”, chị Nguyễn Thị Nga, tổ hợp tác thôn Nõn Bẹo, xã La Bằng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) kể.

Quy trình sơ chế trải qua nhiều công đoạn với yêu cầu cao về kỹ thuật. Ông Đặng Quốc Thăng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chè Minh Phương (xã Cổ Lũng, Phú Lương, Thái Nguyên) cho biết: “Lá chè xanh nguyên chất từ đồi chè đưa về được nông dân trải ra lưới hong khô. Khi hơi ẩm trong lá chè bay đi khoảng 30% sẽ được đưa vào diệt men. Diệt men càng tốt nước trà càng xanh, càng thơm. Sau khi diệt men chè được đưa vào máy vò để tạo hình rồi sao khô để có chè bán thành phẩm, đóng bao và kiểm tra hàng loạt các tiêu chuẩn trước khi xuất đi. Còn đối với chè thành phẩm sau khi đóng bao sẽ được đánh mốc để lên hương thơm của trà, để cánh trà xanh, sáng lên, hương thơm dậy cũng là khâu cuối cùng để xuất cho khách hàng”.

Sau khi diệt men, nguyên liệu chè được đưa vào máy vò tạo hình.

Một cây chè tại vùng nguyên liệu đầu vào của Trà Xanh Không Độ thường có vòng đời từ chăm sóc đến thu hoạch khoảng 30-32 ngày. Sau một đợt thu hoạch, người dân sẽ chăm sóc đất, tỉa cắt cành, bón phân hữu cơ, thuốc sinh học và cho cây nghỉ 10-12 ngày. Một năm sẽ có 8 đợt thu hoạch trong đó tháng 8-10 có sương, người dân hái chè kéo dài đến 40 ngày và mùa đông có thể đến hai tháng mới có một đợt hái lá vì chè ngủ đông.

Chè được phơi sau khi vò tạo hình để chuẩn bị cho công đoạn sao khô.

Để nguyên liệu “Đệ nhất danh trà” vươn ra thị trường quốc tế

Chỉ tay vào đồi chè rộng mênh mông ở xã La Bằng, chị Nguyễn Thị Nga cho hay cả đồi chè được trồng hữu cơ, cho trà ngon, ngọt đậm vị. Lá chè ở đây cũng là nguyên liệu của Trà Xanh Không Độ.

Để có trà chất lượng ngon nhất cung cấp cho Tân Hiệp Phát, người dân ở đây chăm sóc đặc biệt từ chọn giống, chuẩn bị đất, đến hái xong chè phải tỉa cây để hạn chế các loại sâu bệnh, nấm không lây lan. Phân bón hữu cơ và thuốc sinh học do nhà cung cấp, bao tiêu sản phẩm đầu ra hỗ trợ để người dân yên tâm sản xuất đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các hộ dân còn được kỹ sư của phòng nông nghiệp huyện Đại Từ đến hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc đúng cách, trồng cây chè hữu cơ cho giá trị cao. Chăm hữu cơ đúng quy trình, phát hiện đúng bệnh sẽ cho cây chè khỏe, kháng các loại bệnh.

Các vườn chè tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên đều được đầu tư hệ thống tưới nước tự động và tuân thủ quy trình dưỡng đất, chăm sóc, hái, tỉa theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt nhất cho Trà Xanh Không Độ.

“Trồng chuẩn, chăm sóc chuẩn, thu hoạch đúng quy trình đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng chúng tôi mới thu mua”, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Hợp tác xã Chè Thu Hiền (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) cho hay. Kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào mang lại chất lượng tuyệt vời cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ được ưa chuộng trên mọi miền đất nước.

Nguyên liệu trà Thái Nguyên trước khi đến nhà máy sản xuất Trà Xanh Không Độ trải qua khâu kiểm tra nguyên liệu với hơn 30 tiêu chí quan trọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao.

Tại nhà máy Tân Hiệp Phát, nguyên liệu trà xanh được kiểm tra chất lượng khắt khe trước khi đưa vào hệ thống chiết xuất lá trà bằng công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic. Để chiết xuất được các dưỡng chất và hương thơm đặc trưng nhất của lá trà xanh vùng “Đệ nhất danh trà”, quy trình chiết xuất nguyên liệu của Trà Xanh Không Độ phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như nước sử dụng phải đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, nhiệt độ, thời gian trích ly phải được kiểm soát chặt chẽ.

Dung dịch trà sau chiết xuất được đi qua quá trình lọc ly tâm siêu tốc, phối trộn, tiệt trùng UHT. Sản phẩm được chiết rót bằng công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic để giữ lại đối đa dưỡng chất, mùi vị thơm ngon, không sử dụng chất bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ nguồn nguyên liệu lá chè xanh Thái Nguyên kết hợp với công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic, Trà Xanh Không Độ trở thành thức uống được hàng triệu người tiêu dùng trong nước và quốc tế yêu thích và sử dụng trong suốt nhiều năm qua.

Với việc sử dụng nguyên liệu từ vùng “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên trong suốt nhiều năm qua, đến nay, Trà Xanh Không Độ đã chinh phục hàng triệu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Thức uống từ lá chè xanh Thái Nguyên này giúp người tiêu dùng xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày.

Đặc sản “trà Việt Nam” đã được nâng tầm giá trị và được cộng đồng quốc tế biết đến nhiều hơn khi có những sản phẩm như Trà Xanh Không Độ đạt chứng nhận FDA của Hoa Kỳ; chứng nhận Halal dành cho các Quốc gia Hồi Giáo và đang xuất khẩu tới khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có các thị trường đặc biệt khó tính như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Cộng hòa Czech, Hàn Quốc, Singapore.

Nguồn: https://plo.vn/tu-nguyen-lieu-vung-de-nhat-danh-tra-den-tra-xanh-khong-do-post805702.html

Admin: