Sẽ như thế nào khi đồng nghiệp đưa cho bạn xem dự án của họ khi vừa mới hoàn thành, và chỉ cần nhìn qua bạn đã thấy tất cả đều đi sai hướng? Vấn đề ở đây không phải chỉ là lỗi sai sót nho nhỏ, mà là toàn bộ dự án hoàn toàn không đúng! Bạn không thể chỉ “nhắm mắt làm ngơ” và cũng càng không thể phá vỡ mood hiện tại của họ bằng câu nhận xét quá thẳng thắn và thô lỗ. Trong tình huống này, bạn cần nói gì cho phù hợp nhất?
Cho dù bạn đang đối diện với người nhân viên mới, cộng sự hay ngay chính với sếp của bạn thì việc chỉ ra “công trình” của họ đã sai hoàn toàn đều sẽ vô cùng khó xử. Để không trở nên thô lỗ trong mắt người đối diện, bạn hãy tham khảo 3 cách dưới đây để khéo léo chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp.
- “Anh/Chị có thể kiểm tra qua một lần nữa không?”
Cho dù bạn đang cực kì muốn nói thẳng rằng toàn dự án đều sai và người đồng nghiệp đó tốt nhất nên bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, bạn cũng biết chắc kết quả sẽ hoàn toàn không tốt nếu bạn quá thẳng thắn và gay gắt trước họ. Bắt đầu bằng một câu hỏi sẽ tạo nên được không gian trao đổi thoải mái và nhẹ nhàng hơn là một câu khẳng định. Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ đem lại cho đồng nghiệp cảm giác được góp ý xây dựng thay vì chỉ trích, ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo đề cập được phần nào cần chỉnh sửa và hoàn thành lại.
Thêm vào đó, thông qua tập trung sự chú ý của họ bằng phần dự án có vấn đề sẽ là cách gợi ý khéo léo khiến cho họ tự nhận ra được lỗi sai của chính mình, và từ đó ghi nhớ cũng như để ý hơn cho những đầu công việc sắp tới. Một điểm quan trọng mà bạn cần để ý đó là hãy chỉ ra được cụ thể vấn đề đang nằm ở đâu trong toàn bộ dự án, vì có thể đây là lần đầu tiên họ mắc phải lỗi này, chẳng hạn như “Anh/chị thử kiểm tra lại đoạn số 2 hay slide thứ 3 trong bài”… Bằng cách này, bạn có thể hướng dẫn chính xác được chỗ cần được chỉnh sửa.
- “Ah, trước đây tôi cũng đã từng mắc phải lỗi này”
Một cách để hạn chế nhận xét dễ “mất lòng” người đối diện, đó là cho họ thấy bạn và họ cùng đang tại một điểm và đã có những sai sót giống như nhau (mặc dù đây có thể không đúng với thực tế của bạn). Cách góp ý này mang tính xây dựng và sẽ tránh làm tổn thương cảm xúc của người đối diện, đồng thời cũng chỉ ra phần bài cần được chỉnh sửa.
Ngoài ra, để hỗ trợ người đồng nghiệp đó tốt hơn, bạn có thể gợi ý một số tips hoặc các nguồn tham khảo mà bạn đã từng sử dụng để khắc phục sai sót của mình, kèm theo đó là thái độ sẵn sàng hỗ trợ họ bất cứ lúc nào.
- “Có một vài chỗ còn chưa đúng lắm, tôi có thể giúp được không?”
Với câu hỏi này, bạn không chỉ thể đảm bảo được những điều trên mà còn cho thấy được tinh thần cộng tác và thiện chí của mình đối với đồng nghiệp. Khi bạn đưa ra lời đề nghị như thế này, người đối diện sẽ thể hiện một trong hai hướng: nhờ sự hỗ trợ của bạn hoặc quay về vị trí ngồi và sửa lại theo góp ý của bạn. Cho dù là hướng nào đi chăng nữa thì bạn cũng đã cho họ thấy được bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi họ cần. Điều đó cũng đã đủ để giúp cho tinh thần người đồng nghiệp đó phấn chấn hơn và giảm đi áp lực nhiều hơn.
Một trong ba cách nói trên sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được bạn thể hiện với thái độ thân thiện, lịch sự nhưng vẫn cần phải đi vào trọng tâm. Bạn hãy tránh gây ra cảm giác khó hiểu cho người đối diện bằng cách đưa ra quá nhiều lời khen và kèm theo đó là những góp ý vòng vo, điều này chẳng giúp vấn đề được giải quyết, ngược lại, sẽ gây ra cho họ cảm giác vui lúc đầu nhưng khó chịu về sau khi nhận ra họ đã không làm tốt như lời bạn nhận xét.
Bạn hãy vận dụng 3 cách kể trên để giúp cho đồng nghiệp của bạn nhận ra được vấn đề trong trạng thái tích cực nhất, bạn nhé!
Sẽ như thế nào khi đồng nghiệp đưa cho bạn xem dự án của họ khi vừa mới hoàn thành, và chỉ cần nhìn qua bạn đã thấy tất cả đều đi sai hướng? Vấn đề ở đây không phải chỉ là lỗi sai sót nho nhỏ, mà là toàn bộ dự án hoàn toàn không đúng! Bạn không thể chỉ “nhắm mắt làm ngơ” và cũng càng không thể phá vỡ mood hiện tại của họ bằng câu nhận xét quá thẳng thắn và thô lỗ. Trong tình huống này, bạn cần nói gì cho phù hợp nhất?
Cho dù bạn đang đối diện với người nhân viên mới, cộng sự hay ngay chính với sếp của bạn thì việc chỉ ra “công trình” của họ đã sai hoàn toàn đều sẽ vô cùng khó xử. Để không trở nên thô lỗ trong mắt người đối diện, bạn hãy tham khảo 3 cách dưới đây để khéo léo chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp.
- “Anh/Chị có thể kiểm tra qua một lần nữa không?”
Cho dù bạn đang cực kì muốn nói thẳng rằng toàn dự án đều sai và người đồng nghiệp đó tốt nhất nên bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, bạn cũng biết chắc kết quả sẽ hoàn toàn không tốt nếu bạn quá thẳng thắn và gay gắt trước họ. Bắt đầu bằng một câu hỏi sẽ tạo nên được không gian trao đổi thoải mái và nhẹ nhàng hơn là một câu khẳng định. Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ đem lại cho đồng nghiệp cảm giác được góp ý xây dựng thay vì chỉ trích, ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo đề cập được phần nào cần chỉnh sửa và hoàn thành lại.
Thêm vào đó, thông qua tập trung sự chú ý của họ bằng phần dự án có vấn đề sẽ là cách gợi ý khéo léo khiến cho họ tự nhận ra được lỗi sai của chính mình, và từ đó ghi nhớ cũng như để ý hơn cho những đầu công việc sắp tới. Một điểm quan trọng mà bạn cần để ý đó là hãy chỉ ra được cụ thể vấn đề đang nằm ở đâu trong toàn bộ dự án, vì có thể đây là lần đầu tiên họ mắc phải lỗi này, chẳng hạn như “Anh/chị thử kiểm tra lại đoạn số 2 hay slide thứ 3 trong bài”… Bằng cách này, bạn có thể hướng dẫn chính xác được chỗ cần được chỉnh sửa.
- “Ah, trước đây tôi cũng đã từng mắc phải lỗi này”
Một cách để hạn chế nhận xét dễ “mất lòng” người đối diện, đó là cho họ thấy bạn và họ cùng đang tại một điểm và đã có những sai sót giống như nhau (mặc dù đây có thể không đúng với thực tế của bạn). Cách góp ý này mang tính xây dựng và sẽ tránh làm tổn thương cảm xúc của người đối diện, đồng thời cũng chỉ ra phần bài cần được chỉnh sửa.
Ngoài ra, để hỗ trợ người đồng nghiệp đó tốt hơn, bạn có thể gợi ý một số tips hoặc các nguồn tham khảo mà bạn đã từng sử dụng để khắc phục sai sót của mình, kèm theo đó là thái độ sẵn sàng hỗ trợ họ bất cứ lúc nào.
- “Có một vài chỗ còn chưa đúng lắm, tôi có thể giúp được không?”
Với câu hỏi này, bạn không chỉ thể đảm bảo được những điều trên mà còn cho thấy được tinh thần cộng tác và thiện chí của mình đối với đồng nghiệp. Khi bạn đưa ra lời đề nghị như thế này, người đối diện sẽ thể hiện một trong hai hướng: nhờ sự hỗ trợ của bạn hoặc quay về vị trí ngồi và sửa lại theo góp ý của bạn. Cho dù là hướng nào đi chăng nữa thì bạn cũng đã cho họ thấy được bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi họ cần. Điều đó cũng đã đủ để giúp cho tinh thần người đồng nghiệp đó phấn chấn hơn và giảm đi áp lực nhiều hơn.
Một trong ba cách nói trên sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được bạn thể hiện với thái độ thân thiện, lịch sự nhưng vẫn cần phải đi vào trọng tâm. Bạn hãy tránh gây ra cảm giác khó hiểu cho người đối diện bằng cách đưa ra quá nhiều lời khen và kèm theo đó là những góp ý vòng vo, điều này chẳng giúp vấn đề được giải quyết, ngược lại, sẽ gây ra cho họ cảm giác vui lúc đầu nhưng khó chịu về sau khi nhận ra họ đã không làm tốt như lời bạn nhận xét.
Bạn hãy vận dụng 3 cách kể trên để giúp cho đồng nghiệp của bạn nhận ra được vấn đề trong trạng thái tích cực nhất, bạn nhé!